Gừng từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là giảm đau nhức xương khớp. Cách ngâm rượu gừng là phương pháp đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để giảm bớt các cơn đau mỏi.
Tính nóng của gừng giúp làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu, giảm co thắt cơ bắp, từ đó giảm cảm giác đau nhức. Gừng còn chứa gingerol và shogaol có khả năng ức chế các chất trung gian gây viêm, giảm sưng tấy, cải thiện tình trạng viêm khớp. Rượu giúp hoạt chất trong gừng thẩm thấu nhanh vào da và tác động sâu vào các khớp, cơ bắp.
Một số tác dụng khác của rượu gừng: Chữa cảm lạnh, cảm cúm, trị đau bụng, phòng ngừa nhức mỏi do thay đổi thời tiết. Các trường hợp nên dùng loại rượu này:
Rượu gừng giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách làm rượu ngâm gừng rất dễ
Sau khi đã áp dụng thành công cách ngâm rượu gừng, chúng ta có thể lấy ra dùng theo 2 cách phổ biến là uống và xoa bóp hàng ngày.
Lấy một lượng rượu gừng vừa đủ, thoa đều lên vùng cơ bắp hoặc khớp bị đau nhức, sau đó massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 phút. Rượu gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy miếng bông thấm rượu gừng rồi cố định lên vùng bị đau bằng keo y tế. Sau tầm 30 - 40 phút, tháo băng gạc ra và làm sạch vùng da vừa đắp thuốc bằng nước.
Hoặc pha một ít rượu gừng vào nước ấm và ngâm chân trong khoảng 15-20 phút mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này giúp làm ấm bàn chân, cải thiện tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.
Ngâm chân bằng rượu gừng
Tỷ lệ ngâm rượu gừng phổ biến là 1kg gừng với 2 lít rượu trắng. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo sở thích và mục đích sử dụng:
Rượu gừng ngâm lâu có thời gian để chiết xuất hoạt chất có lợi từ gừng vào rượu, do đó nồng độ các hoạt chất này sẽ cao hơn so với rượu gừng ngâm ít thời gian. Tuy nhiên, việc ngâm quá lâu khiến một số vitamin bị phân hủy và có tính nóng hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ngâm đủ thời gian theo khuyến cáo tầm 3 tháng trước khi đem ra sử dụng.
Rượu gừng không có hạn sử dụng cụ thể nhưng chất lượng của nó sẽ giảm dần theo thời gian. Nên dùng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ngâm. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bị hỏng như bị hôi, mốc, mùi chua, vị đắng thì không nên tiếc mà hãy bỏ đi.
Trên đây là chia sẻ về cách ngâm rượu gừng trị đau nhức hiệu quả tại nhà mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Mong rằng, sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.
Cách ngâm rượu bìm bịp như thế nào? Nó có tác dụng gì? Sử dụng loại rượu này sao cho hiệu quả? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Văn Hóa Rượu Việt giải đáp chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.
Rượu dâu tây là thức uống sở hữu hương vị thơm ngon và đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Bài viết hôm nay, Văn Hóa Rượu Việt sẽ chia sẻ với các bạn cách ngâm rượu dâu tây đơn giản tại nhà. Mời quý vị cùng theo dõi!
Ngô tím, một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam còn được biết đến như vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cách ngâm rượu ngô tím như thế nào? Hãy cùng Văn Hóa Rượu Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Đào tiên dùng trong ngâm rượu mang tới nhiều tác dụng như tăng sức đề kháng, hỗ trợ chứng kém ăn, mất ngủ… Đây được xem như bài thuốc quý được nhiều người sử dụng. Để giúp bạn nắm được cách ngâm rượu quả đào tiên ngon, chuẩn nhất chúng tôi mang tới bài viết sau đây.
Ong vò vẽ mang tới nhiều công dung như giải độc, khu phong, chữ u nhọt, thấp khớp… Khi ngâm cùng với rượu lợi ích đối với sức khỏe của loại đồ uống này sẽ tăng lên nhiều lần. Nếu bạn đang muốn biết cách ngâm rượu ong vò vẽ ra sao hãy cùng tìm hiểu về bài viết sau đây.
Rễ cau được đánh giá là một trong những thảo dược quý hiếm hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý ở nam giới. Khi ngâm cùng với rượu tác dụng sẽ tăng lên nhiều lần. Do đó bài viết sau chúng tôi sẽ mách bạn cách ngâm rượu với rễ cau đơn giản ngay tại nhà.